LỊCH SỬ BÌNH ĐỊNH
Khác
với Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, ở Nam Trung Bộ, loại hình di tích đá cũ vẫn chưa
được tìm thấy, mà mới chỉ phát hiện được các di tích đá mới tiếp sau văn hóa
Hòa Bình và Bắc Sơn, nhưng cũng rất ít. Cho đến nay mới chỉ phát hiện và khai
quật được một di chỉ duy nhất thuộc giai đoạn này ở ven biển tỉnh Quảng Nam.
Bình Định cũng là tỉnh nằm trong dải đất Nam Trung Bộ, nhưng cũng chưa
thấy có di tích nào thuộc giai đoạn sơ kỳ đá mới, mà mới chỉ phát hiện được di
tích ở giai đoạn hậu kỳ đá mới và những hiện vật mang đặc trưng của giai đoạn
này là một vài chiếc rìu bôn phát hiện được một cách ngẫu nhiên ở khu vực Hoài
Nhơn và Vân Canh, phát hiện này chưa được thẩm định nghiên cứu. Cho nên, có thể
nói văn hóa thời tiền sử và sơ sử Bình Định chỉ, có từ giai đoạn sơ kỳ đến hậu
kỳ trong giai đoạn kim khí. Đại diện cho nền văn hóa trong giai đoạn này là “Văn
hoá Sa Huỳnh”.
Từ
đầu Công nguyên cho đến thế kỷ XVII, trên dải đất miền Trung Việt Nam đã hình
thành một Nhà nước Cổ đại, đó là Nhà nước Chămpa. Nhà nước Chămpa được xây dựng
trên một nền tảng được kế thừa thành tựu văn hóa Sa Huỳnh trước đó, đồng thời
tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa cùng nhiều yếu tố của các nền
văn hóa khác trong khu vực. Dân tộc Chăm trong suốt 16 thế kỷ, khởi nguồn từ
năm 192 và kết thúc vai trò lịch sử của nó đã để lại một nền văn hóa riêng, độc
đáo, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa của nhân loại và cũng như cộng đồng các
dân tộc Việt Nam sau này.
Bình
Định nằm ở trung tâm của dải đất miền Trung với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung
tâm của đất nước, mặc dù có nhiều bước thăng trầm, nhưng văn hóa Chămpa ở đây
vẫn phát triển đến khi vùng đất này mất vai trò trung tâm của nó, dấu tích văn
hóa còn để lại vô cùng phong phú, đa dạng về loại hình, nhiều về số lượng và
trở thành đối tượng quan trọng không thể bỏ qua với những người nghiên cứu về
văn hóa Chămpa nói chung và giai đoạn Vijaya nói riêng.
Từ
năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho lập phủ Hoài Nhơn -lãnh thổ chỉ đến đèo Cù
Mông: "Phủ Hoài Nhơn lệ vào Quảng Nam thừa tuyên, nhưng từ núi Cù
Mông về nam vẫn là người Man, người Lạo ở, chưa có thì giờ để kinh lý
đến".
Sau
khi trở về kinh đô Thăng Long, tháng 7 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh
Tông lấy đất Chiêm Thành mới chiếm đặt Quảng Nam Thừa tuyên và vệ Thăng
Hoa, đặt 3 ty để trông coi việc dân, việc nước ở Quảng Nam Thừa tuyên.
Các
làng xã từ đó cũng được hình thành. Lúc mới thành lập, 3 huyện của phủ Hoài
Nhơn có 33 xã: Bồng Sơn:7 xã, Phù Ly: 8 xã, Tuy Viễn: 18 xã.
Năm
1490 (chưa đầy 20 năm sau), theo Thiên Nam dư hạ tập cho biết: dưới thời Hồng Đức, phủ Hoài
Nhơn có 19 tổng và hơn 100 xã: huyện Bồng Sơn có 7 tổng, 32 xã; huyện Phù Ly có
6 tổng, 60 xã; huyện Tuy Viễn có 6 tổng...
Tháng
8 năm Mậu Ngọ (1498), nhà Lê cho đặt các sở hiệu của 3 vệ Thăng Hoa, Tư Nghĩa
và Hoài Nhơn thuộc đô ty Quảng Nam.
Sau
một thế kỷ mở đất, người Việt đã vào lập làng ở các vùng đất của phủ Hoài Nhơn
nay là tỉnh Bình Định.
Các
chúa Nguyễn xuất hiện trong lịch sử Việt Nam lúc đầu gắn với vùng đất
Thuận Hoá, sau đó là Quảng Nam rồi phát triển lập nên xứ Đàng Trong.
Tháng
11 năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn nhậm Thuận Hoá. Năm
1570, vua Lê triệu tổng binh Quảng Nam là Nguyễn Bá Quýnh về trấn thủ Nghệ An.
Chúa Nguyễn Hoàng được kiêm lãnh hai xứ Thuận Hoá, Quảng Nam. Xứ Quảng Nam vào
thời điểm Nguyễn Hoàng cai trị có 3 phủ, 9 huyện; phủ Thăng Hoa có 3 huyện: Lê
Giang, Hà Đông, Hy Giang. Phủ Tư Nghĩa có 3 huyện: Bình Sơn, Mộ Hoa, Nghĩa
Giang. Phủ Hoài Nhơn có 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Chúa Nguyễn
Hoàng đeo ấn Tổng trấn tướng quân, đặt quân hiệu là dinh Hùng Nghĩa.
Để
nắm thêm tình hình phủ Hoài Nhơn, năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho mời khám lý
phủ Hoài Nhơn Trần Đức Hoà (bấy giờ gọi là Cống quận công, con của Dương Đàm
hầu Trần Ngọc Phân - Phó tướng dinh Quảng Nam) đến yết kiến. Trần Đức Hoà được
chúa đãi rất hậu, sau đó, chúa trở về Thuận Hoá.
Năm
1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn.
Năm
1651, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, chúa cho đổi phủ Quy Nhơn thành phủ Quy
Ninh. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn và vẫn
được gọi suốt thời kỳ Tây Sơn.
Đàng
Trong thế kỷ XVII là nạn nhân của sự bột phát khốc liệt của cuộc chiến tranh
Trịnh - Nguyễn. Để tồn tại trong thế đối trọng với Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn
ở Đàng Trong phải ra sức mở mang phát triển lãnh thổ và kinh tế. Chiến tranh
chấm dứt (1672), Đàng Trong khẳng định được mình qua những thập kỷ lớn mạnh,
trưởng thành và thử thách. Các chúa Nguyễn đã thắng khi chặn được quân Trịnh
với sức áp đảo từ phía bắc Sông Gianh, thu phục được người Miên, người Hoa để
mở cõi về phía nam và đưa dân vào sinh sống, làm ăn ở vùng Đồng Nai, Gia Định.
Nhưng các chúa Nguyễn cũng chuẩn bị đương đầu với một nguy cơ mới nảy sinh
trong lòng xã hội Đàng Trong, đó là các cuộc khởi nghĩa của người nông dân -
vốn là nạn nhân của chế độ phong kiến. Họ là những di dân vào Thuận- Quảng làm
ăn nên đã đồng tình với các chúa Nguyễn, đánh Trịnh để bảo vệ quê hương, bảo vệ
thành quả lao động và cuộc sống của mình. Sau chiến tranh, các chúa Nguyễn tiếp
tục gia tăng cường độ bóc lột qua các chính sách thuế má, phu dịch để xây dựng
dinh phủ, nuôi sống bộ máy cai trị; một bộ phận quan chức trở nên nhũng
lạm, xa hoa, xã hội với nhiều mâu thuẫn nảy sinh. Phủ Quy Nhơn là một trong
những nơi chịu áp bức bóc lột nặng nề nhất. Nông dân, thương nhân, các dân tộc
ít người đều căm phẫn tột độ. Năm 1695, một thương nhân ở Quy Nhơn là Quảng Phú
đã liên kết với thương nhân ở phủ Quảng Ngãi là Linh Vương mua sắm binh thuyền,
vũ khí khởi nghĩa chống chúa Nguyễn. Thế kỷ XVIII, cuộc khởi nghĩa của Lía ở
phủ Quy Nhơn đã nói lên một khí thế đấu tranh quyết liệt của người nông dân
chống địa chủ và cường quyền áp bức. Đó là khúc nhạc dạo đầu của bản anh hùng
ca hoành tráng của các thủ lĩnh nông dân Tây Sơn khi Nguyễn Nhạc đã tụ nghĩa ở
đất Tây Sơn với những người có nghĩa khí, chống áp bức đã dấy lên cuộc khởi
nghĩa (1771) làm rung chuyển cả cơ đồ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Nguyễn
Nhạc đã thành công hơn Lía và các thủ lĩnh nông dân khác ở Đàng Ngoài khi chọn
được căn cứ địa ở vùng Tây Sơn thượng đạo an toàn, bí mật, vững chắc, được
nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Nông dân nghèo, hào phú, thương nhân, các
dân tộc ít người... ra sức ủng hộ. Nguyễn Nhạc có nghệ thuật thu phục lòng
người, có nghĩa cử với dân nghèo nên đã đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi
có ý nghĩa trong buổi đầu của phong trào Tây Sơn.
Mùa
thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn mở rộng căn cứ xuống vùng Tây Sơn hạ
đạo, lấy ấp Kiên Thành, sinh quán các thủ lĩnh Tây Sơn làm đại bản doanh. Năm
đó, Nguyễn Nhạc quyết định cho nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, nay
ở Châu Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn. Nhờ mưu lược của Giáo
Hiến, mạo hiểm của Nguyễn Nhạc, sự đồng lòng của các tướng lĩnh và nghĩa quân,
Nguyễn Nhạc đã cho nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn. Tuần phủ Nguyễn
Khắc Tuyên bỏ thành trốn. Nguyễn Nhạc cho nghĩa quân đánh chiếm kho Càn Dương
và Đạm Thủy. Phủ Quy Nhơn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây
Sơn.
Quân
Tây Sơn chọn màu đỏ làm cờ nghĩa, lấy dân nghèo làm lực lượng đấu tranh và mục
tiêu phục vụ, lấy công bằng xã hội làm phương châm. Đối tượng cuộc đấu tranh là
bọn địa chủ, quan lại bóc lột hà hiếp nhân dân. Quân Tây Sơn đến đâu các hào
kiệt đều theo về, dân chúng nô nức hưởng ứng, uy thế ngày mỗi tăng.
Bình
Định là quê hương của các lãnh tụ Tây Sơn, là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa,
là nơi xuất phát phong trào rồi trưởng thành, phát triển ra toàn quốc, là đất
Kinh đô Hoàng đế Thái Đức và là chiến trường ác liệt dài ngày giữa quân đội Tây
Sơn thời Cảnh Thịnh với quân Nguyễn Ánh.
Trong
32 năm (1771-1802), nhân dân Bình Định đã theo Tây Sơn: là lãnh tụ, là tướng
lĩnh cao cấp, là quan chức, binh sĩ cùng mọi tầng lớp nhân dân đã cống hiến hết
mình cho trang sử hào hùng của dân tộc thời Tây Sơn. Trí tuệ, tài năng, sức
người, sức của của nhân dân Bình Định đã đóng góp cho sự nghiệp Tây Sơn là vô
bờ bến, sử sách không thể ghi hết và cũng chưa ai có điều kiện biên chép, tổng
kết. Nên cố gắng này chỉ là mở đầu cho một việc làm to lớn, lâu dài, khó khăn
và nhiều ý nghĩa nói trên.
Trong
buổi đầu khởi nghĩa, sự đóng góp của nhân dân phủ Quy Nhơn vô cùng quan trọng,
có ý nghĩa quyết định thắng lợi của phong trào Tây Sơn ở một chặng đường khó
khăn nhất, bước ngoặt đưa phong trào Tây Sơn phát triển ra cả xứ Đàng Trong.
Sau
này, phong trào Tây Sơn phát triển ra toàn quốc cùng với thiên tài Nguyễn
Huệ, những người con ưu tú của phủ Quy Nhơn cũng góp phần quan trọng tạo nên
các chiến công đánh Nguyễn, đánh Xiêm ở Gia Định, diệt Trịnh lật đổ nhà Lê ở
Phú Xuân-Thăng Long, quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào xuân Kỷ Dậu
(1789).
Dưới
triều Nguyễn, Bình Định là một trọng trấn ở phía nam Kinh thành. Điều đó được
thể hiện trong tổ chức hành chính và cai trị; chế độ quan lại và phòng vệ
ở miền núi và vùng biển; tổ chức giáo dục, thi cử văn lẫn võ cho cả khu vực của
các tỉnh từ Quảng Ngãi trở vào Bình Thuận.
Vốn
là vùng đất đối trọng của triều Nguyễn nên các vua Nguyễn có chính sách cai trị
ở Bình Định rất hà khắc, cứng rắn nhằm ngăn chặn các cuộc khởi nghĩa của nhân
dân. Nhưng cũng không đè bẹp được ý chí, tinh thần đấu tranh của các tầng lớp
nhân dân bị áp bức trong xã hội: hậu duệ của triều Tây Sơn, nông dân, dân tộc
ít người, tiểu quan chức...
Năm
1799, sau khi chiếm thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh cho đổi làm thành Bình Định, sau
đó đặt dinh Bình Định (1802). Năm 1819, đổi tên ấp Tây Sơn - nơi xuất phát cuộc
khởi nghĩa Tây Sơn thành ấp An Tây.
Dưới
triều Nguyễn, tình hình xã hội ở Bình Định luôn biểu hiện những mâu thuẫn và
đấu tranh. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhất là phát hiện các hậu duệ nhà Tây
Sơn, các vua Gia Long, Minh Mạng đã dùng những biện pháp trừng trị tàn ác. Bình
Định luôn là mối bận tâm của triều đình Huế.
Bình
Định là vùng "trọng điểm bình định" của triều Nguyễn đối với nhà Tây
Sơn, nhưng triều Nguyễn cũng phải thừa nhận tính khách quan về một vùng đất có
vị trí chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục đối với các tỉnh miền
Trung thuở đó, nên các vua Gia Long, Minh Mạng một mặt ra sức trấn áp nhưng mặt
khác lại mị dân thể hiện trong các chiếu dụ, ban bố trong quan lại và nhân dân.
Thiết lập phủ Quy Nhơn, dinh Bình Định thời Gia Long, tổ chức lập lại địa bạ
thời Minh Mạng với ý định làm thí điểm cho cả nước. Triều Nguyễn
còn tổ chức trường thi hương và mở trường thi võ tại Bình Định để tuyển chọn
nhân tài cho đất nước.
Dưới
thời Nguyễn cũng hình thành đô thị Quy Nhơn và trở thành trung tâm kinh tế của
tỉnh Bình Định trong thế kỷ XIX; là xu thế phát triển trong thời Pháp thuộc, có
tác dụng to lớn trong thế kỷ XX
Hòa
chung vào công cuộc chuẩn bị chống ngoại xâm của cả nước, nhân dân Bình Định
hăng hái theo lệnh triều đình Huế để tăng cường và chấn chỉnh lực lượng quân sự
địa phương. Những thanh niên, trai tráng khỏe mạnh, kể cả những người theo đạo
Gia tô cũng được thu nhận, còn những người già yếu bị thải hồi khỏi quân ngũ.
Các trạm, sở, phủ, huyện được triều đình tiếp tế, cung ứng thêm vũ khí và lương
thực. Các đồn, bảo, tỉnh thành được điều động thêm lực lượng và tăng cường
luyện tập quân sự. Sơn phòng Nghĩa Định được khẩn trương củng cố và trở thành
địa điểm tập trung binh lực, lương thảo và đạn dược từ ở địa phương. Triều đình
còn điều động về Bình Định những quan lại có năng lực để lãnh đạo cuộc chiến
đấu ở đây.
Ngoài
ra, ở vùng ven biển Bình Định, quân triều đình cũng chia nhau đóng giữ những
nơi hiểm yếu. Các cửa biển Tam Quan, An Dũ (thuộc huyện Hoài Nhơn), Hà Ra (Phù
Mỹ), Đề Gi (Phù Cát)... được tăng cường quân lính đồn trú và các đội thủy
binh... nhằm ngăn chặn quân Pháp từ biển đánh vào. Ở Bình Định, có quân của cai
cơ Tăng Doãn Văn, người làng An Thường, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, vốn tham
gia trong lực lượng của Trần Xuân Soạn đóng ở Bắc Kỳ, được Tôn Thất Thuyết cử
về giữ chức cai cơ chỉ huy đội binh đóng ở đồn An Dũ. Trong đội quân của Tăng
Doãn Văn còn rất nhiều văn nhân và võ sư yêu nước như Đội Dung (người Phù Mỹ),
Lê Thức (người Hoài Ân), Lê Đạt (người Hoài Nhơn)...
Trong
vòng 3 năm (1883-1885), ở Bình Định đã huy động được một đạo quân ứng nghĩa
hùng hậu. Ngoài quân sơn phòng, quân đồn trú trấn giữ các cửa biển, lực lượng
thân binh bảo vệ tỉnh thành, còn có lực lượng kháng chiến của nhân dân, đó là
đội quân hương binh, dân dũng. Cho đến khi phong trào Cần Vương bùng nổ, lực
lượng tham gia kháng chiến chống Pháp ở Bình Định đã khá đông đảo, có tới hàng
chục ngàn người cầm vũ khí hưởng ứng lời kêu gọi chống Pháp của vua Hàm Nghi.
Mai
Xuân Thưởng chọn vùng núi Lộc Đỗng (phía tây Phú Phong, nay thuộc thôn Phú
Hiệp, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) làm căn cứ kháng chiến. Ông cho truyền
hịch khắp nơi, vận động các tầng lớp nhân dân tập hợp về Lộc Đỗng cùng lo việc
đại nghĩa “Cần Vương”. Hưởng ứng lời kêu gọi, các nhà hào phú tình nguyện đóng
góp lương thực để chi dùng trong quân, trai tráng rủ nhau kéo về Lộc Đỗng đầu
quân ngày một thêm đông. Võ tướng, văn thân như các ông Bùi Điền (người Phù
Mỹ), Nguyễn Hóa, Trần Trung và Trần Nhã (người Bình Khê), Nguyễn Can, Nguyễn
Trọng Trì và Đặng Thành Tích (người An Nhơn) đều ra giúp. Lực lượng kháng chiến
suy tôn Mai Xuân Thưởng làm Bình Tây Đại Nguyên Soái. Từ đây, lực lượng kháng
chiến ở Bình Định đã thống nhất thành một mối, phong trào vững mạnh bước vào
giai đoạn mới lập nên nhiều chiến công rực rỡ.
Trước
sự lớn mạnh của phong trào Cần Vương Bình Định (làm chủ hầu hết địa bàn Bình
Định đồng thời mở rộng ảnh hưởng đến các tỉnh trung và nam Trung Kỳ), triều
đình Huế chỉ còn cách xin thực dân Pháp đưa viện binh từ Sài Gòn ra Bình Định
xúc tiến đàn áp phong trào.
Đàn
áp xong phong trào Cần Vương ở Bình Định, thực dân Pháp cùng quân đội triều
đình tay sai củng cố lại chính quyền ở các tỉnh tả trực kỳ, bố phòng cẩn mật đề
phòng những cuộc khởi nghĩa mới có thể xảy ra.
Ở
Bình Định, sau những nỗ lực chiến đấu chống Pháp đến cùng , đa số nhân dân -
những người ủng hộ và tham gia tích cực vào hai cuộc khởi nghĩa trên - đã bị
thực dân Pháp và vua quan nhà Nguyễn đàn áp, khủng bố rất tàn khốc. Thế nhưng,
người dân Bình Định vẫn không nản lòng, thối chí, trái lại khi tổ chức Duy Tân
Hội được sáng lập và phát huy ảnh hưởng của Hội trên khắp ba miền đất nước,
nhân dân Bình Định vẫn nhiệt tình hăng hái tham gia, và họ tự hào được đóng góp
cho phong trào một người con ưu tú của quê hương, người anh hùng Tăng Bạt Hổ
(Tăng Doãn Văn).
Trong
lúc phong trào Đông Du mà Tăng Bạt Hổgópphần sáng lập đang khởi động mạnh, thì
ngày 27.8.1907, Tăng Bạt Hổđột ngột quađời. Sựnghiệp cứu nước cứu dân đang còn
dởdang lại được những đồng chí của ôngtiếp nối. Phong trào ngày càng phát triển
và cóảnh hưởng rộng lớn trong dưluậnxã hội. Thực dân Pháp và triều đình Huếhốt
hoảng đối phó. Một mặt chúng khủngbố, ngăn cấm phong trào Đông Du hoạt động,
một mặt thỏa hiệp, nhường cho Nhậtmột sốquyền lợi buôn bán ởĐông Dương, với
điều kiện chính phủNhật phải trụcxuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi đất
Nhật. Vì vậy, cuối năm 1908,phong trào Đông Du tan rã.
Phong
trào Đông Du và phong trào Duy Tân tuy khác nhau về phương thức hành động,
nhưng cũng cùng một con đường cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Vì
thế, mục tiêu công kích của phong trào Duy Tân cũng lại là vua quan phong kiến
thối nát, những phong tục tập quán và những tư tưởng đạo đức phong kiến lạc
hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, nhằm vận động cải cách văn hóa, xã hội gắn liền với
việc vận động lòng yêu nước, căm thù giặc, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách
thống trị của ngoại bang, phong trào đã tích cực đề xướng tư tưởng dân chủ tư
sản với các yêu cầu: "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", hô
hào chú trọng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, mở trường dạy học và tuyên
truyền đời sống mới".
Sau
hàng loạt những cuộc bạo động vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX không thành,
khi ngọn gió dân chủ tư sản qua các tân thư, tân văn từ bên ngoài dồn dập tràn
vào đầu thế kỷ XX, nhân dân Bình Định háo hức tiếp nhận một phương thức hoạt
động cứu nước mới. Người châm ngòi cho phong trào yêu nước theo phương thức mới
bùng nổ ở Bình Định chính là Phan Châu Trinh và những sáng lập viên của phong
trào Duy Tân, như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp...
Ngày
6.4.1908, nhân dân Bình Định nổi dậy biểu tình chống thuế. Sự tham gia của Hồ
Sĩ Tạo đã lôi cuốn nhiều nhân sĩ Bình Định hưởng ứng và tham gia đông đảo, uy
tín của phong trào ngày càng tăng. Nông dân các phủ, huyện lớp do tổng, lý sở
tại chỉ dẫn, lớp tự động rầm rộ kéo về tỉnh thành ngày một thêm đông.
Cuộc
biểu tình chống thuế của nhân dân Bình Định năm 1908 đã bị thực dân Pháp dìm
trong biển máu. Nhiều người con yêu nước của quê hương hoặc bị giết, hoặc bị
đày ra Côn Đảo. Thế nhưng, người dân Bình Định chưa bao giờ chịu khuất phục.
Trái lại, ngọn lửa căm thù vẫn còn âm ỉ cháy trong lòng mỗi người dân Bình
Định, và chỉ 8 năm sau, ngọn lửa đấu tranh ấy lại có dịp bùng lên mạnh mẽ.
Trong
những năm 1925-1927, hàng loạt cuộc đấu tranh của nhân dân Bình Định càng diễn
ra sôi nổi.
Những
cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân Bình Định khiến nhà cầm quyền Pháp và
tay sai hốt hoảng.
Tháng
2.1928, được sự giúp đỡ của Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội
Nam Kỳ tại Sài Gòn mà đại diện là Phan Trọng Quảng, Chi bộ Việt Nam Thanh niên
Cách mạng Đồng chí hội đầu tiên ở Bình Định được thành lập tại nhà ông Tôn Chất
ở thôn Cửu Lợi (Tam Quan Nam, Hoài Nhơn).
Sự
ra đời của chi bộ Cửu Lợi đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong phong trào
cách mạng Bình Định, đưa phong trào đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Để có thể liên lạc thuận lợi với tổ chức Thanh Niên Quảng Ngãi, chi bộ Cửu Lợi
chọn công ty Kim Thạch ở Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi), một hãng buôn do một
số chí sĩ, thương nhân Hoài Nhơn và Sa Huỳnh lập ra từ năm 1927, làm cơ sở liên
lạc ở hai vùng.
Từ
chi bộ đầu tiên ở Cửu Lợi, đến cuối năm 1928, đã có thêm các chi bộ mới như chi
bộ Thanh niên An Đỗ (Hoài Sơn), Tài Lương (Hoài Thanh), Dĩnh Thạnh (Tam Quan).
Từ các chi bộ này, cơ sở Thanh niên nhanh chóng phát triển ra các làng Đại Hóa,
An Thái (Tam Quan), Thành Sơn, An Sơn (Hoài Châu), Châu Đê, Chương Hòa (Hoài
Châu Bắc), Tường Sơn (Hoài Sơn), Thanh Xuân (Hoài Hương), Bồng Sơn và
Thiết Đính... Đến cuối năm 1928, số hội viên Thanh niên Hoài Nhơn lên đến
gần 40 người, và hàng trăm hội viên quần chúng tích cực được tập hợp vào các
hội: Nông dân, Phụ nữ, Thiếu niên, Cứu tế đỏ... Giữa năm 1928, Việt Nam Thanh
niên Cách mạng Đồng chí hội Hoài Nhơn đặt được mối liên lạc chính thức với Kỳ
bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội Trung Kỳ và Tỉnh bộ Việt Nam
Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội Quảng Ngãi1. Những biến chuyển đó đã
tạo điều kiện chín muồi tiến tới thành lập Huyện bộ Việt Nam Thanh niên Cách
mạng Đồng chí hội để lãnh đạo chung phong trào. Tháng 12.1928, Huyện bộ Hoài
Nhơn được thành lập và Nguyễn Trân được bầu làm bí thư.
Sau
khi tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội đẩy mạnh hoạt động ở
Hoài Nhơn được một thời gian ngắn, thì tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng cũng bắt
đầu mở rộng ảnh hưởng của mình vào Bình Định. Giữa năm 1928, Ngô Đức Đệ, nguyên
Ủy viên Tỉnh bộ Tân Việt Hà Tĩnh được Tổng bộ Tân Việt cách mạng Đảng cử vào
Bình Định xây dựng cơ sở Đảng. Tại đây, tính đến cuối năm 1928, Ngô Đức Đệ đã
xây dựng được những cơ sở Tân Việt đầu tiên ở nhà máy Đèn, hãng Vận tải đường
thủy, ga ra Trần Sanh Thại, trường Quốc học (Quy Nhơn) và một số cơ sở được xây
dựng tại trường tiểu học và công sở ở các huyện An Nhơn, Phù Mỹ, Bồng Sơn...
Cuối
năm 1928, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và chỉ đạo phong trào
toàn khu vực Trung Trung Bộ, Ban liên tỉnh Tứ Định của Tân Việt cách mạng Đảng
được thành lập (gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Kon Tum) do Ngô Đức Đệ
làm bí thư.
Trong
2 năm 1928-1929, hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt đã tập hợp đông đảo các
tầng lớp nhân dân yêu nước vào mặt trận cách mạng và phát động được quần chúng
ở một số vùng như Trà Quang (Mỹ Quang, Phù Mỹ), Hảo Thiện, Cửu Lợi, An Đỗ (Hoài
Nhơn)…
Như
vậy, cho đến cuối năm 1928, ở Bình Định đã xuất hiện hai tổ chức tiền thân của
Đảng: Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Cửu Lợi, Hoài Nhơn (ra đời
đầu năm 1928) và Tân Việt ở Quy Nhơn (năm 1928). Hai tổ chức này đã giữ vai trò
quan trọng trong việc dẫn dắt phong trào yêu nước cách mạng ở Bình Định nhanh
chóng chuyển từ khuynh hướng tư sản sang một khuynh hướng mới tiến bộ -
khuynh hướng vô sản, và định hướng dần vào quỹ đạo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa,
tạo tiền đề cần thiết cho phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Định tiếp tục
phát triển như vũ bão dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
Tháng
10.1930, hai tổ chức Đảng của huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn chính thức
nối liên lạc với nhau, thống nhất các kế hoạch hành động. Sự ra đời của các tổ
chức Đảng thành phố Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn không chỉ đánh dấu bước ngoặt
lịch sử quyết định của phong trào yêu nước của nhân dân Bình Định, mà còn tạo
điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh của nhân các huyện tiến lên.
Nhìn
chung, trong những năm 1932-1935, phong trào cách mạng ở Bình Định gặp nhiều
khó khăn và tổn thất, nhưng với một sự cố gắng vượt bậc, những tổ chức cơ sở
Đảng và phong trào đấu tranh của quần chúng từng bước được phục hồi và có những
bước tiến triển đáng kể, bắt đầu bước vào thời kỳ đấu tranh mới: đòi dân sinh,
dân chủ.
Phong
trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ trong thời kỳ 1936-1939 ở Bình Định tuy bị
thực dân Pháp tìm mọi cách cản trở, khủng bố, nhưng chưa bao giờ nhân dân Bình
Định nản lòng, lùi bước, ngược lại phong trào ngày càng sôi động và gặt hái
được nhiều kết quả có ý nghĩa. Sự lớn mạnh, trưởng hành của phong trào là những
chuẩn bị thiết thực cho nhân dân Bình Định cùng nhân dân cả nước bước vào
một thời kỳ mới với những thắng lợi mới: Thời kỳ trực tiếp đấu tranh cách mạng
giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày
3.9.1945, 30.000 đại biểu Việt Minh toàn tỉnh và đồng bào các giới, dân tộc,
các tôn giáo cùng nhân dân thành phố Quy Nhơn, với hơn 1.000 tự vệ cứu quốc và
tự vệ sắt tham gia cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa toàn
tỉnh tại sân vận động Quy Nhơn. Tại đây, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời mới
của tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Tăng Bạt Hổ, được thành lập, do đồng chí
Trần Quang Khanh làm Chủ tịch.
Như
vậy, sau 15 năm hoạt động kiên cường, không mệt mỏi, Đảng bộ và nhân dân Bình
Định đã làm nên một cơn bão táp cách mạng vĩ đại, cuốn trôi bộ máy chính quyền
thống trị của đế quốc, phát xít và phong kiến. Thắng lợi này đã kết thúc chặng
đường đấu tranh đầy gian khổ nhưng quang vinh của nhân dân Bình Định, đồng thời
mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã
hội.
Suốt
chặng đường lịch sử 60 năm (1885-1945), phong trào yêu nước chống Pháp của nhân
dân Bình Định trải qua ba giai đoạn với màu sắc, quan điểm, tư tưởng, đường
lối, chủ trương chính trị khác nhau: ngọn cờ Cần Vương chống Pháp của giai cấp
phong kiến cuối thế kỷ XIX, phong trào yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản đầu
thế kỷ XX, cao trào giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản và chủ
nghĩa Mác-Lênin do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo từ 1930 đến 1945. Đây là
những làn sóng nối tiếp nhau dồn dập đánh vào thành trì của chế độ thực
dân-phong kiến, mà lớp sóng sau mạnh mẽ hơn lớp sóng trước gấp bội lần.
Tuy
các phong trào đấu tranh yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu
thế kỷ XX đều bị thực dân Pháp đàn áp và dìm trong bể máu, nhưng nhân dân Bình
Định vẫn không hề chịu khuất phục. Từ khi có ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin
và Cách mạng Tháng Mười Nga soi đường, đặc biệt là từ khi có sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Bình Định đã cùng nhân dân toàn tỉnh liên tục
vùng dậy đấu tranh kiên cường trong suốt 15 năm trời. Trải qua những thử thách
từ cao trào 1930-1931, giai đoạn hồi phục lực lượng 1932-1935, đến cuộc vận
động dân chủ 1936-1939, rồi cao trào cứu nước giải phóng dân tộc 1939-1945,
cuối cùng Đảng bộ và nhân dân Bình Định cũng hoàn thành mục tiêu độc lập - tự
do gắn liền với chủ nghĩa xã hội bằng thắng lợi vẻ vang trong cuộc Cách mạng
Tháng Tám 1945.
Chín
năm kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
Nhân dân Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã trải qua ba thời kỳ đấu
tranh cách mạng đầy cam go, nhưng vô cùng sôi nổi và mãnh liệt:
-
Mười sáu tháng (từ 8.1945 đến 12.1946) xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới, bảo
vệ chính quyền cách mạng và chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.
-
Năm năm (1947-1952) xây dựng và bảo vệ vùng tự do, thực hiện nhiệm vụ phối hợp
với các chiến trường.
-
Giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh (1953-1954) thực hiện chiến cuộc Đông Xuân,
đẩy mạnh cuộc kháng chiến về mọi mặt để giành thắng lợi hoàn toàn.
Bình
Định là một tỉnh có vị trí chiến lược cả về kinh tế và quốc phòng. Ở đây có một
hệ thống đường giao thông phong phú: đường chiến lược 19, đường sắt xuyên Việt
và Quốc lộ 1, có thành phố cảng Quy Nhơn và sân bay. Những thế núi hiểm trở
chẳng những có giá trị chiến thuật, chiến dịch mà cả về chiến lược trong cuộc
kháng chiến chống Pháp lâu dài.
Từ
những yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", chiến trường Bình
Định là địa bàn vừa thuận lợi cho chiến tranh du kích phát triển, vừa thuận lợi
cho tác chiến tập trung của các binh đoàn chủ lực. Và cũng chính vì vị trí
chiến lược, đặc điểm của địa bàn mà thực dân Pháp xem Bình Định là mục tiêu
trọng điểm để tiến công đánh chiếm vùng tự do của ta.
Thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên đất Bình Định là thắng lợi
tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành, bắt nguồn từ đường lối chiến lược, phương
châm, phương pháp cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Đảng, kết hợp sức mạnh của
cả dân tộc với sức mạnh của thời đại trong cuộc chiến tranh nhân dân mang tính
cách và bản sắc Việt Nam.
Dưới
sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Liên khu ủy khu V, chín năm kháng chiến
đầy hi sinh, gian khổ, Đảng bộ và nhân dân Bình Định đã đạt được những kết quả
đáng tự hào: Đó là đã đánh bại âm mưu lấn chiếm của địch, giữ vững Bình Định là
tỉnh tự do trong suốt thời gian kháng chiến, xây dựng, phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội thành tỉnh có tiềm lực lớn mạnh của Liên khu V trong chiến tranh.
Đảng bộ và nhân dân Bình Định cũng đã huy động một khối lượng khá lớn về nhân
tài vật lực vừa cho công cuộc kháng chiến của tỉnh, vừa làm nhiệm vụ hậu phương
đối với cả chiến trường Liên khu V; đồng thời Đảng bộ đã xây dựng được một đội
ngũ cán bộ, Đảng viên kiên cường, xứng đáng với lòng tin của nhân dân. Những
thành quả trên thể hiện Bình Định đã biết vượt qua biết bao nhiêu khó khăn gian
khổ, vừa chiến đấu, vừa xây dựng để hoàn thành tốt nhiệm vụ như lời kêu gọi cứu
nước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với
đặc điểm là một tỉnh thuộc vùng tự do, Đảng bộ Bình Định đã biết tập trung xây
dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm cuộc sống cho nhân dân
để kháng chiến lâu dài, đồng thời biết động viên sức mạnh tổng hợp nhân tài vật
lực cho tiền tuyến, làm tròn nhiệm vụ hậu phương của chiến trường Liên khu V và
Tây Nguyên, chi viện cho Lào và Campuchia.
Có
thể nói, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong quá trình kháng chiến được khẳng
định một cách tuyệt đối trong việc giáo dục, đoàn kết, tổ chức, phát huy sức
mạnh quần chúng về mọi mặt quân sự - chính trị - kinh tế. Nó đã được cụ thể hóa
bằng những chủ trương, chính sách, việc làm cụ thể của tỉnh, sự sáng tạo trong
cả quá trình kháng chiến. Các cấp ủy Đảng thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ
vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị và tổ chức mà trước hết là xây dựng chi bộ
cơ sở vững mạnh.
Bài
học quý giá được rút ra từ công tác xây dựng Đảng là bất kỳ ở thời kỳ nào và ở
đâu, nếu Đảng biết bám sát dân, sống trong lòng nhân dân, được nhân dân tin
yêu, đùm bọc, bảo vệ, thì dù gian khổ mấy, cách mạng cũng giành được thắng lợi.
Cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và giữ vững trọn vẹn vùng tự do của
Đảng bộ và nhân dân Bình Định là một trang sử vẻ vang trong truyền thống yêu
nước và cách mạng lâu dài của nhân dân Bình Định.
Trải
qua cuộc chiến đấu một mất một còn, ròng rã hơn 20 năm kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, lâu dài, khốc liệt, hy sinh gian khổ nhưng rất hào hùng, anh
dũng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Tỉnh ủy Bình
Định, quân và dân trong tỉnh đã đoàn kết một lòng phát huy truyền thống yêu
nước của dân tộc, của vùng đất “Địa linh
nhân liệt”, thượng võ, quật khởi, quê hương của vị anh hùng dân tộc
Quang Trung - Nguyễn Huệ. Truyền thống đó tiếp tục được nhân lên và phát huy
cao độ trong mọi tình huống khó khăn nhất. Quân và dân trong tỉnh đã vượt qua
mọi thử thách, chịu dựng mọi ác liệt, hy sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
mà Đảng và Bác Hồ kính yêu giao phó, góp phần đánh bại các âm mưu, thủ đoạn xảo
quyệt và làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ, kết thúc cuộc
kháng chiến thần thánh có một không hai trong lịch sử. Mở ra kỷ nguyên mới - kỷ
nguyên độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, bên cạnh truyền thống yêu nước của nhân dân Bình
Định, còn thể hiện sự vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân cách mạng của
Đảng vào điều kiện cụ thể từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương,
địa bàn chiến lược, đánh đổ từng đối tượng kẻ thù của cách mạng một
cách linh hoạt và sáng tạo. Đồng thời nắm bắt kịp thời tình hình địch,
tình hình quần chúng nhằm khắc phục những khuyết điểm, lệch lạc, không ngừng
củng cố và tăng cường xây dựng lực lượng của cách mạng. Coi trọng công tác giáo
dục, vận động, tập hợp, đoàn kết, phát huy trí tuệ của quần chúng trong các
cuộc đấu tranh quân sự, chính trị, binh địch vận, xây dựng hậu phương của cuộc
kháng chiến, phục vụ chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến, tất cả cho chiến
thắng giặc Mỹ xâm lược.
Thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường Bình Định, một lần nữa
khẳng định sức mạnh to lớn của toàn dân, là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn
diện về quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, với tinh thần tự lực, tự
cường; đồng thời có sự chi viện, hỗ trợ của Trung ương và các tỉnh lân cận và
trong cả nước, đặc biệt là Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh kết nghĩa.
Nhìn lại từ quá khứ xa xưa, chúng ta tự hào về Bình Định - nơi sớm sản
sinh ra nền văn hoá lớn của cư dân cổ Sa Huỳnh, mang đậm nét đặc trưng
của thời đại kim khí, đã để lại nhiều di tích phong phú, các công cụ sản xuất
bằng đồ sắt, đồ trang sức bằng đá quý và thuỷ tinh đặc sắc v.v... những trống
đồng Đông Sơn cũng đã được tìm thấy ở đây chứng tỏ thời đó đã có sự giao
lưu văn hoá rộng lớn giữa các vùng của đất nước.
Bình
Định còn là nơi chứng kiến sự phát triển, lụi tàn của quốc gia cổ Chămpa - một
vương quốc có nhiều thăng trầm song cũng không tránh khỏi số phận tồn vongcủa
lịch sử. Cái tên Chămpa chỉ còn như một tên riêng của một dân tộc Chăm gắn bó
trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Vương
quốc Chămpa xưa, nay còn để lại những di tích khảo cổ học, nhiều thành cổ, điêu
khắc cổ và kiến trúc đền tháp nổi tiếng, cổ kính, uy nghi. Các di tích được các
nhà khảo cổ phát hiện ở nhiều nơi trên đất Bình Định phong phú, đa dạng về
chủng loại, tinh xảo về kỹ thuật, gồm các đồ gốm sứ phục vụ cho cuộc sống cộng
đồng, giao lưu, trao đổi hàng hoá ngoài khu vực và các nước phụ cận.
Bình
Định có thành Đồ Bàn tồn tại gần 5 thế kỷ mà sau đó là thành Hoàng Đế thời Tây
Sơn - Nguyễn Nhạc.
Thế
kỷ XV, đất nước Chămpa đầy biến động bởi sự nội biến bên trong v xung đột bên
ngoài. Vua Lê Thánh Tông đã có thời cơ để chấm dứt nạn tranh chấp này vào năm
1471. Từ đó, đất Bình Định trở thành một bộ phận của nước Đại Việt.
Nhà
Lê đã cho lập Thừa tuyên Quảng Nam tạo cho phủ Quy Nhơn thời chúa Nguyễn một
nội lực kinh tế phát triển, một thế đứng vững chắc để mở nước về phía nam.
Với
một tầm nhìn chiến lược, với chính sách thông thoáng trong việc thu nạp hiền
tài (trường hợp của Lương Văn Chánh, Đào Duy Từ...) cùng với việc khuyến nông,
các chúa Nguyễn đã có chính sách tích cực trong việc di dân, khai phá, lập
làng, tạo cho phủ Quy Nhơn hình thnh nhiều làng xã trù phú, canh tác nông
nghiệp phát triển. Phủ Hoài Nhơn (Quy Nhơn) trở thành bệ phóng cho công cuộc mở
đất vào Phú Yên và từ đây, thế Thuận - Quảng vững mạnh về các mặt kinh tế,
chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, đủ sức đương đầu với quân Trịnh ở phía
bắc.
Bên
cạnh những yếu tố tích cực trên của phủ Quy Nhơnthờicác chúa Nguyễn, nhưng dần
dần do sự phân hoá bất công trong xã hội ngày càng tăng khiến cho mâu thuẫn
ngày một gay gắt giữa tầng lớp lao động và giai cấp thống trị, đã nảy sinh
những cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ hà khắc đương thời. Mở đầu là những cuộc
nổi dậy của Linh Vương và Quảng Phú (1695) rồi của Lía, sau đó các cuộc khởi
nghĩa có tổ chức, quy mô thành phong trào rộng lớn, đại diện cho giai cấp nông
dân Việt Nam đứng lên chống cường quyền, áp bức; nhất là khi có giặc ngoại xâm
đã nhanh chóng trở thành một phong trào giải phóng dân tộc lan toả khắp đất
nước. Đó là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn xuất phát từ vùng núi An Khê của phủ Quy
Nhơn.
Dưới
sự chỉ huy thiên tài của Nguyễn Huệ với đội ngũ tướng lĩnh ti ba, trí dũng,
kiên cường, cùng sự đóng góp của nhân dân Bình Định và nhân dân cả nước đã dập
tắt nạn cát cứ, nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài trên hai thế kỷ; đánh tan 5
vạn quân Xiêm ở phía nam, 29 vạn quân Thanh xâm lược ở phía bắc, giải phóng dân
tộc, lập lại nền độc lập thống nhất đất nước.
Thời
đại Tây Sơn với những chiến công hiển hách, vang dội làm nhiều nước trên thế
giới phải kính nể. Đó là niềm tự hào của nhân dân Bình Định - quê hương của
phong trào Tây Sơn, của các anh hùng áo vải cờ đào và của mỗi một người dân
Việt Nam. Những đóng góp, cống hiến của thời đại Tây Sơn còn để lại cho muôn
đời sau về binh pháp thiên tài, các bài võ, đường quyền, những áng văn thơ
tuyệt tác, một kho tàng văn hoá chữ Nôm đồ sộ và văn học dân gian phong phú mà
chúng ta mãi trân trọng, giữ gìn.
Dưới
thời Nguyễn, Bình Định được triều đình Huế rất chú tâm về việc tổ chức cai trị
cũng như về kinh tế, xã hội, nhất là vào đầu thời kì vua Nguyễn. Vì nơi đây -
vốn là đất của triều Tây Sơn, đã diễn ra cuộc chiến tranh khốc liệt lâu ngày,
bị tàn phá nặng nề và là nơi cịn tồn tại nhiều mu thuẫn nn một mặt cần trấn áp
nhưng mặt khác cũng phải thu phục lòng dân. Vì vậy, Bình Định được coi là trọng
trấn của Triều đình, rồi trở thành một tỉnh trực thuộc chính quyền Trung ương
Huế (1832).
Với
việc lập lại địa bạ vào năm 1839 đã loé lên một niềm tin đấu tranh về quyền lợi
chính đáng của người dân Bình Định đối với Triều đình mà đòi hỏi Nhà nước cần
phải chia sẻ, quan tâm để giảm bớt sự bất công trong các tầng lớp địa chủ và
dân nghèo, trong đó có sự đóng góp của Tổng đốc Võ Xuân Cẩn và các quan lại địa
phương. Tuy cuộc cải cách này cuối cùng thất bại nhưng đã để lại bài học kinh
nghiệm về chính sách ruộng đất và đấu tranh của nhân dân cho cc đời
sau.
Thực
dân Pháp xâm lược nước ta, Quy Nhơn được chúng xem là cảng khẩu quan trọng của
miền Trung và Tây Nguyên để thực hiện chính sách khai thác thuộc địa. Từ
giữathế kỷ XIX, Bình Định bắt đầu chuyển mình để phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội, văn hoá và trào lưu yêu nước diễn ra mạnh mẽ khắp nơi trong tỉnh, đặc
biệt khi đô thị Quy Nhơn ra đời.
Với
phong trào Cần Vương, nhân dân Bình Định đã hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm
Nghi, đứng lên đánh giặc cứu nước. Phong trào kháng Pháp ở Bình Định diễn ra
mạnh mẽ lan rộng trong cả tỉnh và liên kết với các tỉnh lân cận, đã làm cho bộ
máy cai trị của Pháp và tay sai ở Bình Định khốn đốn, lung lay.
Tuy
các cuộc đấu tranh của nhân dân Bình Định bị đàn áp khốc liệt nhưng đã khơi dậy
trong quần chúng một truyền thống quật cường, một tinh thần yêu nước sâu sắc,
lòng căm thù giặc cao độ đã buộc địch phải nhiều phen khốn quẫn, lao đao.
Phong
trào Cách mạng Việt Nam đã chuyển mình và khởi sắc từ khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời vào năm 1930.
Các
tổ chức Đảng Cộng Sản ở Bình Định tại các huyện, xã, thị xã Quy Nhơn đã nắm bắt
phong trào, lập các cơ sở Cách mạng lúc hoạt động công khai, lúc rút vào hoạt
động bí mật, đã lãnh đạo phong trào Cách mạng của tỉnh giành được nhiều thắng
lợi trong đấu tranh chính trị, vũ trang... đi đến giành được chính quyền về tay
nhân dân vào Tháng 8 năm 1945.
Cùng
với tình hình chung của Cách mạng toàn quốc, Cách mạng Bình Định cũng
trải qua các thời kỳ gian khổ và cực kỳ ác liệt trong 9 năm kháng chiến chống
Pháp (1945-1954).
Dưới
sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh tỉnh, các đoàn thể yêu nước được ra đời để
đáp ứng tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, quyết tâm đẩy lùi nạn giặc
đói, giặc dốt, chiến thắng giặc ngoại xâm, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng quê
hương, góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc.
Đồng
thời với cuộc kháng chiến trường kỳ đánh Pháp, nhân dân Bình Định dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh cũng còn phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để
vươn lên đạt được những thành tựu đáng kể trong các mặt: xây dựng nền công
nghiệp, nông nghiệp, khôi phục và phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, giao
thông... Tất cả những điều đó đã góp phần đập tan các kế hoạch xâm lược của
thực dân Pháp, giành lại độc lập cho quê hương, đất nước.
Cuộc
kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi vẻ vang vào năm 1954 đã là một minh
chứng về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự mưu trí, quả cảm và sự hy sinh vô bờ
bến của bao chiến sĩ cách mạng và xương máu của nhân dân Việt Nam nói chung,
Bình Định nói riêng; là kết tinh của truyền thống yêu nước của ông cha ta
từ bao đời nay đã làm nên sức mạnh tổng hợp "nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và cướp nước", đem lại độc lập - tự do - hạnh phúc cho nhân dân.
Dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Bình Định lại một lần nữa phải ra sức đương đầu
với những âm mưu thâm độc, những cuộc càn quét đẫm máu của địch nhằm chống phá
các cơ sở cách mạng và lực lượng vũ trang của ta. Mặc dù vậy, nhân dân và các
lực lượng quân sự Bình Định đã phối hợp với toàn miền đấu tranh bằng ba mũi
giáp công, kiên quyết đập tan các chiến lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai,
giải phóng quê hương, hoà trong ca khúc khải hoàn: "Như có Bác Hồ trong
ngày vui đại thắng" vào mùa Xuân năm 1975.
Đây
là một thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử của dân tộc ta. Ba mươi năm kháng
chiến trường kỳ, gian khổ với bao mất mát hy sinh lớn lao mà nhân dân Việt Nam,
trong đó có nhân dân Bình Định đã cống hiến hết mình về sức người, sức của cho
sự đấu tranh vì độc lập - tự do của dân tộc.
Hoà
chung niềm vui của đất nước, sau ngày giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Bình Định
đã hăng hái bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục,
phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng.
Từ
sau năm 1975 đến nay, thực sự Bình Định đã đổi đời, thực sự đổi mới từ trong
nếp nghĩ kinh tế, làm ăn đến tư duy cuộc sống, tạo nên sự biến đổi sâu sắc
trong đời sống xã hội của tỉnh nhà.
Diện
mạo quê hương đã đổi thay, bộ máy Nhà nước các cấp của tỉnh đã kiện toàn, hệ
thống cơ sở hạ tầng đã và đang phát triển làm thay da đổi thịt cuộc sống của
nhân dân. Các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế... ngày
một ổn định, pht triển và nâng cao; mức sống của người dân ngày được cải thiện.
Chính
sách của Nhà nước đối với người nghèo, vùng sâu, vùng xa ngày một quan tâm đúng
mức để tiến tới lập thế cân bằng giữa miền núi và miền xuôi.
Công
cuộc hiện đại hoá đang được hình thành dần ở nơi đây, đã làm cho đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày một tốt đẹp hơn. Nếp sống văn minh trong
sinh hoạt cộng đồng ngày càng phong phú đã tạo nên một sự chuyển biến tích cực
trong xu thế phát triển của xã hội Bình Định. Từ đó mở ra một cuộc sống đầy đủ
hứa hẹn ở tương lai: ấm no, hạnh phúc, dân chủ, công bằng và văn minh mà nhân
dân Bình Định bằng truyền thống lịch sử của mình có quyền tin tưởng và quyền được
hưởng những thành tựu đó, vì đã góp phần cống hiến sức lực của mình trong quá
khứ và trong hiện tại.
Ban biên tập (tổng hợp)